Độc tính Digitalis

Bài chi tiết: Ngộ độc Digoxin

Độc tính của Digitalis (còn được gọi là ngộ độc digitalis) là kết quả của việc sử dụng quá liều digitalis và gây ra buồn nôn, nôn mửatiêu chảy, cũng như đôi khi dẫn đến chứng sắc vàng (bị vàng da hoặc thị giác màu vàng) và sự xuất hiện của các đường viền mờ (quầng), chảy nước dãi, nhịp tim bất thường, rối loạn nhịp tim, yếu ớt, suy sụp, đồng tử giãn, run, co giật và thậm chí tử vong. Nhịp tim chậm cũng có thể xảy ra. Do một tác dụng phụ thường xuyên của digitalis là làm giảm thèm ăn, một số cá nhân đã sử dụng thuốc này như một chất hỗ trợ giảm cân.

Digitalis là một ví dụ về loại thuốc có nguồn gốc từ một loại thực vật trước đây được sử dụng trong dân gianthảo dược; các nhà thảo dược phần lớn đã từ bỏ việc sử dụng vì chỉ số trị liệu hẹp của nó và khó khăn trong việc xác định lượng thuốc hoạt hóa trong các chế phẩm thảo dược. Một khi tính hữu ích của digitalis trong việc điều chỉnh mạch của con người, nó từng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm điều trị động kinh và các rối loạn tai biến động kinh khác, nhưng hiện nay được coi là phương pháp điều trị không phù hợp.

Tùy thuộc vào loài, dương địa hoàng có thể chứa một vài glicozit tim mạch và steroid có liên quan về mặt hóa học và gây tử vong về mặt sinh lý. Do đó, các loài dương địa hoàng đã từng có một số tên gọi độc ác hơn trong tiếng Anh như: dead man’s bells (chuông của người chết) và withch’s gloves (găng tay phù thủy).

Toàn bộ cây là có độc (bao gồm cả rễ và hạt). Tử vong hiếm xảy ra, nhưng có thông báo về các ca xảy ra. Hầu hết các phơi nhiễm thực vật xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi, thường là do vô ý và không có độc tính đáng kể đi kèm. Độc tính nghiêm trọng hơn xảy ra khi trẻ vị thành niên và người trưởng thành cố ý ăn nó.[19] Các triệu chứng ban đầu của việc ăn nó bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, ảo giác hoang dại, mê sảng và đau đầu dữ dội. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ngộ độc, sau đó nạn nhân có thể bị mạch đập không đều và chậm, run rẩy, các rối loạn não khác nhau, đặc biệt là về trạng thái thị giác (thị giác màu sắc khác thường (xem chứng sắc vàng) với các vật thể có quầng màu từ hơi vàng đến xanh lục và xanh lam xung quanh), co giật và những rối loạn tim gây chết người. Để biết mô tả của một ca, xem bài viết của Lacassie.[20] "Thời kỳ vàng" của Vincent van Gogh có thể đã chịu ảnh hưởng bởi trị liệu digitalis, vào thời điểm đó được cho là để kiểm soát các cơn động kinh. Như đã lưu ý ở trên, các hiệu ứng ngộ độc thị giác khác của digitalis bao gồm thị lực mờ nói chung, cũng như việc nhìn thấy một "quầng" xung quanh mỗi điểm sáng.[21]

Trong một số trường hợp, người ta hay nhầm lẫn digitalis với cây sẹ (liên mộc, Symphytum spp.) tương đối vô hại và thường được dùng để pha trà, với hậu quả chí tử. Các tai nạn chết người khác liên quan đến việc trẻ em uống nước trong bình chứa các cây dương địa hoàng.[22] Sấy khô không làm giảm độc tính của cây. Các cây này là độc hại với động vật, bao gồm tất cả các nhóm gia súc, gia cầm, cũng như với mèo và chó.

Ngộ độc digitalis có thể gây ra phong bế tim và hoặc là nhịp tim chậm (giảm nhịp tim) hoặc là nhịp tim nhanh (tăng nhịp tim), tùy thuộc vào liều lượng và tình trạng tim của từng người. Đáng chú ý, thủ thuật tim mạch điện (gây "sốc" tim) thường không được chỉ định trong rung thất trong ngộ độc digitalis, do nó có thể làm tăng chứng rối loạn nhịp tim.[23][24] Ngoài ra, loại thuốc kinh điển được lựa chọn cho rung thất trong tình huống khẩn cấp,[25] amiodarone, có thể làm trầm trọng thêm chứng rối loạn nhịp tim do digitalis gây ra, do đó, thuốc lựa chọn thứ hai lidocaine thường được sử dụng.[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Digitalis http://www.cbif.gc.ca/pls/pp/ppack.info?p_psn=57&p... http://www.ville-ge.ch/musinfo/bd/cjb/africa/detai... http://bmj.bmjjournals.com/cgi/content/full/312/70... http://emedicine.medscape.com/article/816781-overv... http://blog.oup.com/2010/11/foxglove/ http://dictionary.reference.com/browse/digitalis http://www.erc.edu http://aggie-horticulture.tamu.edu/wildseed/27/27.... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC481893 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11222255